Bài Đăng mới nhất

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012


  

CÂU LẠC BỘ DOANH NHÂN HỌ LÊ TIÊU BIỂU



Hội trường D201- trường đại học Ngoại thương tối ngày 12/05/2011 đã được hâm nóng bởi sự tham gia của diễn giả nổi tiếng Lê Quốc Vinh – Chủ tịch HĐQT và CEO của Lê Group of companies trong buổi tọa đàm:


Vincom và Vinpearl sáp nhập.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vincom cho biết: "Sự kiện sáp nhập này nhằm tạo ra sức mạnh mới trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, tập trung trí tuệ và thống nhất chỉ đạo trong các phương thức, chiến lược đầu tư kinh doanh… Như chúng ta đã biết, Vincom hoạt động chính trong lĩnh vực BĐS còn Vinpearl là Du lịch mà đây là hai lĩnh vực có sự liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau".


Nhắc đến anh hùng lao động Lê Văn Kiểm - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành.
Nhiều người sẽ nhớ ngay đến sáng kiến dùng dầu trong hạt cao su dùng trong sản xuất sơn. Nhắc đến ông người ta còn nhớ đến công ty may, Xây dựng Huy Hoàng, đến hoạt động từ thiện và những huân chương cao quý mà ông Kiểm đạt được. Phóng viên chương trình Người Đương Thời đã được nghe ông kể chuyện đời, chuyện nghề của ông.


Lê Hải Liễu - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc
Là một người “rẽ ngang” sang kinh doanh đồ gỗ với một duyên cớ: phải quản lý doanh nghiệp của người cha để lại, học từng chút một những kiến thức về hàng hóa và cách quản lý doanh nghiệp. Giờ đây, chị Lê Hải Liễu (chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần gỗ Đức Thành) đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng và đầy uy lực trên thương trường.


Chủ tịch HĐQT Công ty Chu Việt - Lê Hải Châu: “Được làm việc thiện là hạnh phúc!”
Cuộc sống không phải chỉ biết khinh doanh để có lợi nhuận, được quan tâm được chia sẻ, giúp đỡ mọi người là điều hạnh phúc nhât của đời người. Người mà tôi muốn nói đến không ai khác là Tổng giám đốc công ty Chu Việt - ông Lê Hải Châu. Bản thân ông đã từng xuất thân là bộ đội, nên ông hiểu được giá trị cuộc sống của người chiến sĩ.


Ông Lê Văn Sơn (Sonny Sơn) - CTHĐTV Công ty Giải pháp Tư vấn và Quản lý Khách sạn (Smart Solutions & Hotels Management).
Khởi nghiệp với chức danh giám sát ẩm thực của một khách sạn 5 sao khi mới 18 tuổi. Từ đó đến nay, trải qua nhiều khóa quản trị cao cấp tại các nước Asean, Vương Quốc Anh và Mỹ cùng với những kinh nghiệm thực tế dày dặn, Sonny Sơn đã trở thành Chủ tịch SHM và được bầu chọn là “Nhà Quản Trị Quốc tế xuất sắc 2007” - nước Nga, “Doanh Nhân Tiêu Biểu” nhiều năm liền của các Hiệp hội, tổ chức trong nước.


chị Lê Thị Ngọc Hải – CTHĐQT Công ty. Thành công từ những lối đi riêng biệt.
Sản Phẩm Canon đã có mặt ở Việt Nam kể từ những năm 1980 thông qua các kênh phân phối chính thức. Với sự thành lập Văn Phòng Đại Diện Canon ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào tháng 1 năm 2003 và tháng 1 năm 2004, Canon cung cấp hoạt động tiếp thị, hỗ trợ về huấn luyện và dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng các sản phẩm thiết bị văn phòng, thiết bị và link kiện hình ảnh. 


Tôi chưa hề gặp ai như Dương từ trước đến nay. Phải nói đây là một trường hợp đặc biệt thông minh... Tuy nhiên, câu chuyện này rất nhạy cảm, lạ kỳ, chưa từng xảy ra ở Việt Nam.", Luật sư Lê Thị Trà Mynói.


Ông Lê Văn Quang Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc
Địa chỉ: Lầu 6, 21 Lê Quý Đôn, P6, Q3, Tp. Hồ Chí Minh.
Là doanh nghiệp lớn nhất trong số 54 doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Việt nam, Công ty đứng trong 171 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trưởng EU và là công ty duy nhất có ký quỹ để xuất hàng theo hình thức DDP vào Mỹ thông qua Công ty Mseafood.


Cô gái mê kinh doanh ngôn ngữ cho người khiếm thính.
Lê Thị Thanh Hoa, sinh năm 1988, lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Kế toán, trường Đại học kinh tế quốc dân, đang là Phó chủ tịch Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội. Cô vừa đoạt danh hiệu "Doanh nhân xã hội 2011" với dự án "Thành lập trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ký hiệu".







StockNews đã có cuộc trao đổi với ông Lê Anh Thi - Phó Tổng giám đốc CTCK Âu Việt.


Ông LÊ VĂN THỊNH - Phó Tổng Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh Tập đoàn.
Trước khi gia nhập Tập Đoàn Kinh Đô, Ông giữ chức vụ Giám Đốc Thương Mại toàn quốc của Công ty PepsiCo Việt Nam.


Ông LÊ ANH QUÂN - Phó Tổng Giám Đốc Marketing Tập đoàn.

Ông có hơn 18 năm kinh nghiệm quản lý và xây dựng thương hiệu trong nhiều ngành khác nhau từ truyền thông, hàng tiêu dùng đến thương mại điện tử.


Chị Lê Thị Quỳnh Trang : " Tôi tạo ra đời tôi ".
Đứng đầu một công ty cung cấp hàng ngàn giờ phim, chương trình cho hơn 40 đài truyền hình và là đối tác của các hãng truyền hình quốc tế danh tiếng là một phụ nữ nhỏ bé, với những cách thức, quan niệm riêng để chu toàn công việc và gia đình.


Doanh nhân Lê Đắc Sơn: " Nếu được chọn tôi sẽ chọn nghề làm báo".
Người ta đã từng biết tới doanh nhân Lê Đắc Sơn với tư cách là Tổng Giám đốc của ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank, hơn thế còn có thể ví anh như một người “khai sinh” ra VPBank lần 2...


PGS.TS Lê Quân - Chủ tịch EduViet Corporation. Tổng Giám đốc EduViet International School. Thành viên HĐQT Mạng lưới Doanh nhân Pháp Ngữ - Đại diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
EduViet International School (EIS) được sáng lập, điều hành và hỗ trợ bởi các nhà giáo và và cán bộ quản lý giáo dục có năng lực và kinh nghiệm hợp tác đào tạo quốc tế đến từ các trường đại học Việt Nam, Pháp, Canada, Thụy sỹ, Úc, Anh, Mỹ, Singapore, Đài Loan.

Thanh Hóa, cội nguồn họ Lê đất Việt


Họ Lê ở nước ta được biết có tỷ lệ số dân đông thứ hai trong cả nước, chỉ đứng sau họ Nguyễn. Trong bản tham luận đăng trên bản tin nội bộ số 1 ra ngày 26-6-1999 nhà biên khảo Vũ Hiệp, nguyên Phó trưởng Ban giao lưu các dòng họ thuộc UNESCO phát triển nhân văn thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: Họ Lê chỉ đặc biệt có ở Việt Nam. Trong lịch sử Trung Quốc rất hiếm có người họ Lê và trong hơn một nghìn năm nước ta bị Bắc thuộc không hề thấy viên quan cai trị nào mang họ Lê cả. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ Lê là một trong những họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt...
Vẫn theo ông Vũ Hiệp: "Đây là một dòng họ đã có tới hai lần lập ra triều đại Vương quyền ở nước ta: Tiền Lê và Hậu Lê".

Cùng quan điểm với ông Vũ Hiệp, ông Lê Văn Nguyện, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Lê Việt Nam gặp tôi trong buổi ra mắt Hội đồng họ Lê tỉnh Nghệ An ngày 31-8-2008 vừa qua, cho biết: "Hiện nay, trong tay ông có cuốn tộc phả vô cùng quý giá do ông Lê Văn Du ở Nghệ An lưu giữ. Đó là cuốn Lê tộc sinh hạ do Đức Lê Lợi cùng anh là Lê Trừ và các cháu: Lê Khôi, Lê Sao, Lê Khang, Lê Tư Tề, Lê Nguyên Long , Lê Thánh tông cùng biên soạn. Trong cuốn Lê Tộc sinh hạ có nói đến sự tiếp nối từ đời Lê Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn truyền nhiều đến đời Lê Lợi.

Căn cứ vào cuốn Lê Tộc sinh hạ này, ông Lê Văn Nguyện trong bài phát biểu tại buổi lễ ra mắt Hội đồng họ Lê tỉnh Nghệ An đã khẳng định: Cả nước Việt Nam ta chỉ có một họ Lê mà thôi.

Theo ông Lê Văn Nguyện thì gia phả tổ tiên để lại có rất nhiều dòng họ Lê phát tích từ Châu ái tức là từ Thanh Hóa bây giờ. Đó là quá trình theo Đức Thái tổ Lê Lợi đánh giặc cứu nước hoặc theo vua Lê Thánh tông đánh Chiêm Thành, theo chúa Nguyễn đi mở mang bờ cõi, được nhà vua cho ở lại để khai hoang lập ấp, xây dựng quê hương mới. Chính vì thế nhiều bà con họ Lê ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tây, Phú Thọ đã trở về Thanh Hóa tìm lại cội nguồn của mình.

Thanh Hóa là vùng đất hội tụ được cả hồn sông khí núi nên đời nào cũng có các bậc anh hùng hào kiệt. Hai vị đế vương họ Lê: Lê Hoàn và Lê Lợi đều sinh ra trên mảnh đất thiêng này. Vì thế Thanh Hóa trở thành cội nguồn họ Lê đất Việt.

Đặc biệt cho đến nay Thanh Hóa là nơi duy nhất còn lưu giữ lăng mộ của hầu hết các đời vua của triều đại Hậu Lê, từ Lê sơ đến Lê Trung hưng. Toàn bộ số lăng mộ này đều nằm trên đất của huyện Thọ Xuân, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Có xã như xã Xuân Quang huyện Thọ Xuân là nơi an táng tới ba vị hoàng đế, đó là vua Lê Dụ tông, vua Lê Hiển tông và vua Lê Chiêu Thống. Mới đầu năm 2008 này trong khi đào đất làm đường vào làng, tại cánh đồng xã Xuân Phong, bà con lại phát hiện được mộ vua Lê Huyền tông. Bước đầu chính quyền huyện Thọ Xuân cho xây xi măng vây quanh phần mộ để bảo vệ.

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đội ngũ tướng lĩnh tài ba là người Thọ Xuân cũng rất đông đảo như: Lê Thận, Lê Văn An, Lê Thiết, Lê Lĩnh ở Mục Sơn; Lê Văn Linh, Lê Sao ở Thọ Hải; Phạm Lung, Phạm Vấn, Lê Bồi ở Nguyên Xá; Lê Lang, Đinh Lễ, Đinh Liệt ở Thủy Lôi; Nguyễn Nhữ Lãm ở Thọ Diên; Trần Lựu, Trần Lãm ở Xuân Thiên; Lê Bối, Lê Bôn, Lê Hà Viên ở Xuân Châu. Đội ngũ khai quốc công thần đông đảo này đã lập nhiều chiến công xuất sắc góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

ở Thanh Hóa, cội nguồn của họ Lê đất Việt hiện còn có hàng trăm di sản văn hóa liên quan đến hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Cho đến nay Hội đồng họ Lê Thanh Hóa đã thống kê được gần 200 di tích bao gồm lăng mộ, đền đài, miếu mạo, đình làng, nhà thờ họ có liên quan đến vua, chúa, danh nhân, võ tướng họ Lê. Trong số này đã có trên 60 di tích đã được nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa vùng đất Thọ Xuân quê hương của hai vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi trở thành vùng đất dày đặc các di tích di sản văn hóa của cả hai triều đại: Tiền Lê và Hậu Lê.

Điều đặc biệt hơn nữa là ở Thanh Hóa họ Lê không chỉ có người Kinh mà còn có ở bà con các dân tộc thiểu số như dân tộc Thổ, dân tộc Mường. Có nơi như vùng Như Xuân bà con họ Lê là người dân tộc Thổ, Mường chiếm tới gần 80% dân số trong vùng. Điều đó chứng tỏ họ Lê ở Thanh Hóa xuất hiện hàng ngàn năm nay nên sự phân chia họ Lê thành tộc người này hay tộc người khác còn diễn ra sau khi có dòng họ

                                                       *

Là mảnh đất cội nguồn của họ Lê đất Việt, bà con họ Lê ở Thanh Hóa luôn nhớ khôn nguôi các bậc tiền nhân họ Lê theo chân tiên tổ đi đánh đuổi giặc ngoại xâm mở mang bờ cõi rồi sau đó tụ lại xây dựng quê hương mới. Hậu duệ của các bậc tiền nhân họ Lê có nguyện vọng được hành hương về xứ Thanh, tìm về cội nguồn, tri ân tiên tổ. Đáp ứng nguyện vọng ấy của bà con họ Lê cả nước, năm 2007 sau khi thành lập chưa được ba tháng Hội đồng họ Lê Thanh Hóa đã đăng cai và tổ chức thành công cuộc gặp mặt họ Lê Việt Nam lần thứ II tại Thanh Hóa. Có gần 1300 con cháu họ Lê trên khắp mọi miền tổ quốc về dự cuộc gặp mặt. Đó là cuộc đoàn tụ con cháu họ Lê lớn nhất từ trước đến tới nay, để lại dấu ấn cực kỳ sâu sắc trong lòng bà con họ Lê cả nước

Tôi tin rằng từ nay về sau, cứ vào dịp giỗ tổ hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi hàng năm, bà con họ Lê ở khắp mọi miền đất nước tiếp tục hành hương về quê Thanh để thắp một nén nhang tri ân tổ tiên.

Năm nay, Thanh Hóa tổ chức lễ hội Lam Kinh năm 2008 để kỷ niệm 590 năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm vua Lê Thái tổ đăng quang và 575 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi vào các ngày 20, 21, 22 tháng Tám âm lịch. Ban Tổ chức dành hẳn ngày 20 tháng 8 âm lịch để bà con họ Lê cả nước về tế lễ tri ân tổ tiên. Trong buổi lễ trọng thể này, Hội đồng họ Lê ở Thanh Hóa sẽ tổ chức vinh danh 5 thủ khoa họ Lê trong kỳ thi đại học năm 2008 với số điểm tuyệt đối 30/30 và một em đoạt huy chương vàng cuộc thi Olympic toán quốc tế lần thứ 29 tại Tây Ban Nha.

Cũng tại buổi lễ này, Câu lạc bộ doanh nhân họ Lê vừa mới được thành lập cũng xin đến báo công với tổ tiên và xin Người phù hộ độ trì để công việc kinh doanh của con cháu họ Lê ở Thanh Hóa ngày càng phát đạt. Hiện nay ở Thanh Hóa có gần 400 doanh nghiệp lớn nhỏ, có người đứng đầu là con cháu họ Lê. Hội đồng họ Lê Thanh Hóa mới lựa chọn được trên 60 doanh nhân ra nhập câu lạc bộ doanh nhân họ Lê Thanh Hóa. Đây là lực lượng nòng cốt để Hội đồng họ Lê Thanh Hóa có nguồn lực tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, phát huy truyền thống tốt đẹp của tiên tổ trong quá khứ, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay.

Nhân đây, tôi cũng xin được nói thêm rằng, một số di tích di sản văn hóa họ Lê ở Thanh Hóa hiện nay đang ở tình trạng nguyên sơ. Mộ vua Lê Hiển tông ở làng Bàn Thạch xã Xuân Quang nay chỉ là một ngôi mộ đắp đất bình thường, nằm ngay sau dãy lớp học của trường phổ thông cơ sở, không được bằng phần mộ của các chi họ khác trong làng.

Hội đồng họ Lê ở Thanh Hóa tin rằng bà con họ Lê cả nước sẽ cùng chung tay góp sức để việc tôn tạo các di tích họ Lê ở Thanh Hóa được thực hiện nhanh chóng, để vùng đất xứ Thanh nơi lưu giữ phần cốt nhục của các bậc tiên liệt mãi mãi là mảnh đất thiêng, để đón bà con trăm họ hành hương về bái tổ.


                                                         Thanh Hóa, 9 - 2008

                                                                     Lê Xuân Giang
Trích cafesangtao.com

Nguồn gốc các dòng họ Việt Nam P4,Họ Lê


Nguồn gốc các dòng họ Việt Nam  P4,Họ Lê
Lê (chữ hán: 黎) là một trong các họ phổ biến nhất ở Việt Nam. Lê (phiên âm Hán Việt của 黎) cũng là một trong các họ của Trung Quốc, họ này thường xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông-Hồng Kông). Tuy nhiên, theo gia phả của họ Lê, dòng họ này được coi là thủy tổ của người Việt từ thời khai thiên lập địa bắt đầu với dân tộc Lạc Việt đến Đại Việt. Đặc biệt, họ cho rằng dòng họ này chỉ tồn tại ở nước Việt.
Ký tự Latinh của họ này thường được biết là: Lai hoặc Le, có thể gây nhầm lẫn với họ Lý là Lee. Tuy nhiên theo phát âm hán tự (chữ Hán) thì vẫn được đọc là  [1].
Tại Trung Quốc, có các thuyết sau về nguồn gốc của họ Lê tại quốc gia này:
  • Hậu duệ của bộ tộc Cửu Lê.
  • Nước Lê (ngày nay là huyện Lê Thành, địa cấp thị Trường Trị, Sơn Tây, Trung Quốc) là chư hầu của nhà Thương, sau bị Tây Bá hầu Cơ Xương tiêu diệt. Đến khi Chu Vũ Vương thi hành chế độ phong kiến, phong tước cho các hậu duệ của Đế Nghiêu. Hậu duệ của những người cai trị nước Lê được phong tước hầu. Con cháu sau này lấy tên nước làm họ, do đó mà có họ Lê.
  • Giai đoạn Ngũ Hồ loạn Hoa thời kỳ Nam-Bắc triều, những người Tiên Ti di cư từ phương Bắc xuống Trung Nguyên, sau bị Hán hóa và cải họ thành họ Lê. Ngụy thư quan thị chí có viết: "Tố Lê thị hậu cải vi Lê thị".
  • Một chi trong Thất tính công của người Đạo Tạp Tư (Taokas) ở miền tây Đài Loan sau bị Hán hóa, đã giúp đỡ nhà Thanh dẹp yên cuộc nổi dậy của Lâm Sảng Văn nên được Càn Long ban cho họ Lê.

Một số dòng họ Lê lâu đời nhất

    Tổ tiên dòng họ Lê Đột có đến 3 giả thuyết:
    a-Tổ tiên dòng họ từ ngoài Bắc di cư vào Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo tài liệu (về quan hệ phả hệ của dòng họ Lê Đột do Lê Túc (sinh sống ở Hà Nội) biếu họ Lê Đột (tài liệu viết ngày 10/2/1996)) : từ thời Hai Bà Trưng có tướng quân Lê Hiệp (Căn kỷ Công chúa-có đến thờ ở thôn Thượng Mạo –Phú Lương – Thanh Oai-Hà Đông cũ)thuộc tổ tiên dòng họ Lê Đột.
    b-Tổ tiên dòng họ Lê Đột xa xưa định cư ở Đông Sơn, Thanh Hóa di cư dần về phía tây Thanh Hóa theo sông Chu, sông Cầu chày. Trước thời Ngô Quyền ở Đông Sơn đã có dòng họ Lê Sương (dân bản địa) và họ Lê Ngọc di cư từ Trung Quốc đến (đời Tùy) (Các cứ liệu lấy từ các bộ sử: Đại Việt sử ký toàn thư (của Ngô Sĩ Liên), Đại Việt sử ký –Tiền biên (của Ngô Thì Sĩ), Việt sử lược... và các tài liệu viết về lịch sủ (sau Cách mạng tháng tám)).
    c-Tổ tiên dòng họ Lê Đột là dân bản địa thuộc dòng Việt cổ có quan hệ khá gần gũi với người Mường bản địa (cụ Lê Luyến có hai người con được phong tước hiệu là Đạo Lương, Đạo Lường theo tước hiệu Lang đạo thuộc xứ Mường Phúc địa cổ).
    Cụ tổ Lê Đột định cư ở thôn Phong Mỹ vào khoảng thế kỷ thứ 9. Ông là người đầu tiên khai phá, lập làng, sắc phong thời Hậu Lê có câu: “...Lê Quan Sát quản cư thử ấp Thuần Mỹ thôn” (Lịch sử và truyền thống làng Phong Mỹ-Chủ biên Lê Bá Nho-UBND xã Xuân Tân in ấn và ban hành năm 2001)
    Theo tài liệu của Lê Túc (hậu duệ dòng Lê Lợi) : Cụ Lê Đột sinh Lê Lộ. Lê Lộ sinh hai con trai là Lê Thái Vương (sinh Lê Hoàn phát triển thành nhà tiền Lê) và Lê Luyến ( Lê Quan Sát). Lê Luyến sinh ba con trai: Lê Đại Lương (Đạo Lương), Lê Đức (tự là Nhân Đức) phát triển thành dòng họ Lê ở Phong Mỹ và Lê Nhân Lương (Đạo Lường phát triển thành nhà Hậu Lê-Lê Lợi).
    • Nhánh Lê Hoàn
    Nhánh này lập nên nhà Tiền Lê kéo dài 29 năm (980-1009). Nhà vua Lê Hoàn có 11 hoàng tử và một con nuôi đều được phong vương trấn trị ở Phù Đái (Hải Phòng), Phong Châu (Phú Thọ), Phù Lan – Đằng Châu – Mạc Liên (Hưng Yên), Ngũ huyện gia – Cổ Lãm (Bắc Ninh), Đỗ Động (Hà Tây cũ), Vũ Lũng (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An). Do tranh dành quyền lực nội bộ, để tránh bị hại nhiều hoàng tử và gia đình bỏ trốn chạy không để lại dấu vết. Hiện nay chỉ mới sâu chuỗi được Lê Tần (xuất hiện đời Nhà Trần) và nhánh Lê Long Việt gồm các chi: Lê Bá Anh, Lê Danh. Lê Bá Em, Lê Đắc (và 2 chi thất truyền) cư ngụ tại thôn Phương La Đông (Xá Đông) xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
    • Nhánh Lê ở Phong Mỹ
    Thủa ban đầu dòng họ Lê (Lê Luyến rồi Lê Đức) có hai đến ba chi, quây quần bên nhau ở khu Ngõ Thượng, thôn Phong Mỹ (đó là gò đất cao nhất làng có độ cao so với mặt biển là 10m, không bị ngập lụt do sông Cầu Chày gây ra hằng năm). Sau này dòng họ phát triển thành năm chi ở thôn Phong Mỹ, gồm các chi: Lê Hữu, Lê Bá, Lê Đình, Lê Văn, Lê Viết và một chi “họ Đồng chiêm” ở Đồng Văn (Đông Sơn Thanh Hóa). Con cháu dòng họ Lê Luyến-Lê Đức ở cố định làm ruộng tại thôn Phong Mỹ. Chỉ có một số ít rời khỏi làng đi nơi khác (như chi Lê Viết có người lập nghiệp ở Đông Sơn, Thanh Hóa, chi Lê Đình có người đi lập nghiệp ở Hà Nội).Chi Lê Đình, Lê Bá thường có nhiều con cháu học hành đỗ đạt cao, một số người làm quan thời Trần, thời hậu Lê. Chi Lê Hữu, Lê Văn, Lê Viết thường có con cháu tham gia các chức sắc địa phương.
    • Nhánh Lê Lợi
    Nhánh này lập nên nhà Hậu Lê kéo dài 356 năm (từ 1428 đến 1788). Từ 3 chi ở Lam Sơn (Thọ Xuân Thanh Hóa). Cuối thời Hậu Lê phát triển liên tiếp 30 đời (143 gia đình) phân bổ từ ngoài Bắc vào đến miền Trung (Quảng Nam).
    Qua các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc và sau cách mạng tháng 8, con cháu dòng họ Lê Đột đã không ngừng đóng góp vào việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng với truyền thống vinh quang của dòng tộc. Ngày nay (thế kỷ 20 và 21) con cháu hậu duệ nhà Lê Đột định cư trên nhiều tỉnh kéo dài từ ngoài Bắc đến trong Nam. Nhiều con cháu họ Lê Đột đã trở thành các chiến sỹ, lãnh tụ cách mạng, các tướng lĩnh quân đội, các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ...có danh tiếng, các doanh nhân thành đạt.

     Họ Lê thôn Phương La Đông (Xà Đông), Tam giang, Yên Phong, Bắc Ninh, hậu duệ của Hoàng Đế Lê Trung Tông

    Hậu duệ của Hoàng đế Lê Trung Tông trốn chạy về Ngã Ba Xà cách đây đã hơn 1000 năm. Trong phả tộc ở thôn Phương La Đông ( Xà Đông), xã Tam giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có ghi như sau: vợ vua Lê Trung Tông “đã cùng một số thân thuộc trốn chạy về Vũ Bình Khẩu lánh nạn, rồi sinh con và định cư ở đây, dần dần phát triển thành một dòng họ lớn”. Tại thôn Phương La Đông (Xà Đông) hiện còn lưu giữ tộc phả của 6 chi thuộc hậu duệ Hoàng Đế Trung Tông, đó là các chi Lê Bá, Lê Danh, Lê Đắc và 3 chi khác đã bị thất truyền. Ông tộc trưởng Lê Bá Duyệt cho biết đến nay đã có 38 đời của dòng họ ông sinh sống trên dải đất dọc sông Cầu này[2].
    Như vậy con cháu Lê Hoàn đã có mặt ở khu vực Ngã Ba Xà hơn 1000 năm. Việc hậu duệ vua Trung Tông cùng các trung thần nhà Tiền Lê về Vũ Bình Khẩu, nơi rất gần thành Đại La cho thấy họ vẫn nuôi hy vọng thực hiện điều mong ước của Lê Hoàn là dời đô về Thăng Long để xây dựng một nước Đại Cồ Việt hùng mạnh.
    Chính các đại sư cùng về Ngã Ba Xà, những người đã từng đi chiến trận với Lê Hoàn và cùng chịu đựng gian khổ với hậu duệ của đức vua, họ là những trí thức thời bấy giờ chứ không phải ai khác đã viết và ngâm lên bài thơ “Nam quốc sơn hà” và tham gia đánh tan quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt.

     Họ Lê với Quá trình Nam tiến

    Người họ Lê đầu tiên có công với quá trình nam tiến là Lê Đại Hành hoàng đế,năm 982 hai sứ thần của nhà tiền Lê là Ngô Tử Canh và Từ Mục bị vua Chiêm bắt giữ.Lê Hoàn tức giận; liền sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự mình làm tướng đem quân đi đánh chém chết đầu của Bê Mi Thuế tại trận, Chiêm Thành thua to. Bắt được nhiều quân sĩ vô kể, cuộc chiến tranh này được các sử gia nhận định là bảo vệ vững chắc miền biên giới phía nam và trực tiếp chuẩn bị cho quá trình nam tiến của người Việt sau này.
    Sang thời Lý, năm 1069 ỷ Lan Lê Thị Yến được nhiếp chính thay vua Lý Thánh Tông,bà là hậu phương vững chắc giúp đất nước và giúp vua Lý Thánh Tông đánh Cham pa. Truyện kể rằng:" vua Thánh Tông đánh Cham pa nhiều lần không thắng giữa đường hỏi 1 cụ già xem tình hình đất nước ra sao thì được bà trả lời là ỷ Lan trị nước rất tốt", vua Thánh Tông nghĩ: người đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi há chẳng làm được gì sao. Bèn mang quân đánh Cham pa một lần nữa bắt được vua Chế Củ, Chế Củ xin hàng và dâng ba châu tặng cho Đại Việt, thế là lãnh thổ nước ta lại được mở rộng thêm một phần.
    Đến thời Trần, khi nhà Trần suy yếu, vua Chiêm là Chế Bồng Nga đánh vào kinh thành Thăng Long làm triều đình rối loạn. Trần Khát Chân(vốn mang họ Lê) được cử đi đánh ông dùng hỏa lực thiêu cháy quân Chiêm, bắn chết Chế Bồng Nga sau đó ông cắt đầu hắn mang về dâng vua Trần.Cuộc chiến tranh được nhận định là làm cho Chiêm không dám hung hăng xâm lấn bờ cõi Đại Việt.
    Vào thời Lê Thánh Tông vua Chiêm là Trà Toàn ngang nhiên cướp phá biên giới nước ta. Vua Lê Thánh Tông nổi giận liền mang 20 vạn quân đi đánh chiêm bắt sống Trà Toàn và chôn sống 4 vạn lính Chiêm, mở mang bờ cõi Đại Việt đến tận Phú Yên ngày nay. Cuộc chiến tranh có rất nhiều ý nghĩa lớn lao là: + Làm suy yếu Chiêm Thành đến kiệt quệ không còn khả năng xâm lấn. + Tạo tiền đề cho các chúa Nguyễn sau này bình định hết miền nam Việt Nam như ngày nay
    Có thể khẳng định rằng: Trong suốt hơn 700 trăm năm quá trình nam tiến của dân tộc ta thời kì nào, triều đại nào cũng có những người mang họ Lê có công trong việc bình định, việt hóa phương nam làm cho lãnh thổ ta được cường thịnh và phát triển lâu dài.

    Theo wikipedia


    GIA PHẢ 002. GIA PHẢ HỌ LÊ (LÊ VĂN HỒNG) - ẤP 2, XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI
    Phả ký | Phả hệ | Phả đồ | Ngoại Phả | Phụ khảo
    ..:: PHẢ KÝ ::..

    LỜI MỞ ĐẦU
    “Làm người phải biết tổ tông
    Như cây có cội, như sông có nguồn”.
    Hai câu ca dao trên nhắc nhở chúng ta phải tìm về cội nguồn. Việc truy tìm cội nguồn, tri ân tổ tiên luôn luôn có trong tâm tưởng của những người con hiếu thảo trong mỗi gia đình Việt Nam vì người Việt Nam lấy đạo hiếu làm đầu.
    Việc truy tìm cội nguồn là tìm lai lịch ông bà thuỷ tổ, tổ quán và công lao xây dựng sự nghiệp của ông bà đối với con cháu.
    Họ Lê ta sống hơn một thế kỷ ở xã Bình Long, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà nay là xã Bình Lợi huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai – là một xã anh hùng. Tổ tiên chúng ta cần cù lao động, nuôi dạy con cháu nên người. Dòng họ ta cũng có người tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Công lao đó đáng được con cháu học tập và noi gương. Cũng do chiến tranh mà dòng họ ta có người phải thoát ly gia đình xa rời tổ quán để tham gia cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến. Số bà con còn lại quê nhà phải vừa chiến đấu vừa lao động để tồn tại. Số còn lại phải vất vả với cuộc mưu sinh dưới bom đạn của kẻ thù. Một số phải xa quê hương vì cuộc sống roi mất đi ở xứ người. Do vậy, mà nguồn gốc tổ tiên con cháu không được tỏ tường, dòng họ không biết nhau hết. Giỗ chạp không qui tụ được hết họ hàng, mồ mả tổ tiên mỗi người một nơi. Do đó, nếu không lập gia phả thì các thế hệ sau xa dần cội nguồn, họ hàng ít thân thiết nhau, nền tảng gia đình bị lung lay và cũng không tránh được việc kết hôn với người cùng huyết thống. Do đó, việc lập gia phả họ ta là rất cần thiết.
    Tôi được sinh ra và lớn lên trên vùng đất tổ. Khi quê hương mình chìm đắm trong khói lửa của hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Theo truyền thống cách mạng của gia đình, của quê hương, tôi thoát ly gia đình để làm cach mạng suốt thời kỳ chống Mỹ.
    Khi hoà bình lập lại, mặc dù bận rộn với công tác mới song tôi cũng tranh thủ lo việc báo hiếu tổ tiên. Gia đình tôi Lê Văn Hồng và gia đình anh 6 tôi Lê Tấn Phong đã cải táng mồ mả ông bà, cha mẹ về gần nhau và xây lại khang trang, còn việc làm gia phả thì chưa thực hiện được vì không biết cách nào để làm cho khoa học. Tôi vẫn ấp ủ việc này trong lòng mãi đến nay, qua thông tin báo chí, tôi được biet Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả của Thành phố Hồ Chí Minh chuyên dựng gia phả cho các dòng họ nên tôi nhờ Trung tâm này dựng gia phả cho họ ta trước tiên để dâng lên tổ tiên như một lễ vật thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu. Sau đó để con cháu hiểu được lịch sử của dòng họ mình, gắn bó với dòng họ, học tập truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đoàn kết giúp nhau trong học tập, trong cuộc sống làm vẻ vang cho dòng họ.
    Việc lập gia phả dòng họ ta có những khó khăn nhất định vì họ ta không có phả gốc nên tôi rất mong bà con ta cung cấp tư liệu chính xác và bổ sung để gia phả được hoàn chỉnh.
    Tôi cũng xin chân thành cám ơn Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả đã giúp chúng tôi hoàn thành bộ gia phả này và hoan nghênh sự hợp tác của bà con trong quá trình dựng phả.

                                                                                                Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 10 năm 2006
                                                                                                                          Cháu trai đời thứ ba
                                                                                                                             LÊ VĂN HỒNG


    PHẢ KÝ
    Hoà bình đã lập lại trên 30 năm, dòng họ Lê ở xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai cùng cả nước vượt khó khăn sau chiến tranh để vững bước đi lên và cũng không quên nhiệm vụ thiêng liêng đối với dòng họ. Đó là việc lập gia phả cho dòng họ mình.
    Thật đáng mừng cho dòng họ Lê, việc lập gia phả cho dòng họ đã mong mỏi từ lâu nay đã được thực hiện. Dù có hạn chế về tư liệu song qua thông tin của hậu duệ, bài phả ký cũng đa tóm lược được lịch sử dòng họ với những điểm cơ bản sau :
    - Nguồn gốc và sự phát triển của dòng họ.
    - Tổ quán, đời sống và sự đóng góp của dòng họ cho quê hương.
    - Phẩm chất tốt đẹp của dòng họ.
    I. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ
    Con cháu họ Lê ở ấp Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai chỉ biết ông Lê Văn Phiên là người cao nhất trong dòng họ mình. Trong họ không có gia phả, cũng không có di chúc hay giấy tờ tương phân ruộng đất của tổ tiên để lại qua đó có thể biết được những đời cao hơn nữa. Qua khảo sát mồ mả, phỏng vấn con cháu họ Lê đặc biệt là bà Lê Thị Vân cháu dâu đời thứ ba là vợ của ông Lê Tấn Phong – người được phân công lo việc phụng thờ tổ tiên nhà chồng nên hiểu biết rất nhiều về dòng họ nhà chồng, thì bà cũng xác nhận người cao nhất trong dòng họ Lê là ông Lê Văn Phiên. Vì vậy, ta tạm coi ông Lê Văn Phiên là ông tổ đời một của dòng họ. Hy vọng sau này con cháu có điều kiện phát hiện thêm.
    Ông Phiên từ đâu đến Bình Long hay ông được sinh trưởng tại đây thì trong họ không ai biết được. Căn cứ vào mộ bia thì năm sinh của ông là năm 1873 (Tự Đức thứ 33). Đây là thời điểm mà triều đình Huế phải ký với Pháp hoà ước Harmand. Theo hoà ước này thì miền Nam thuộc chế độ trực trị của thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam chống lại thực dân Pháp và tay sai. Những sự kiện này ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của con cháu họ Lê đối với quê hương đất nước để gắn bó với cách mạng. Theo con cháu họ Lê thì ông tổ mình làm nhiều nghề khác nhau. Ngoài nghề chính là hớt tóc, ông còn làm khuôn đường thẻ, một nghề thủ công ở địa phương. Ngoài ra, ông còn trồng nhiều loại cây ăn trái trên miếng vườn nhỏ của mình. Đặc biệt bưởi là cây đặc sản của quê hương. Ông có vốn kiến thức chư nho khá nên nuôi dạy con cháu theo lễ giáo phong kiến song tiến bộ. Nhà ông có rất nhiều sách chữ nho nhưng do chiến tranh, con cháu không bảo quản được, cho đến nay thì không còn quyển nào.
    Ông lập gia đình với bà Lưu Thị Lỗi, quê ở ấp Long Chiến cũng thuộc xã Bình Long, quận Tân Uyên tỉnh Biên Hoà nay là xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. Bà làm nghề tráng bánh tráng và chăm sóc các con trong gia đình.
    Ông mất năm 1949, giỗ ngày 10 tháng 5 âm lịch. Mộ ông chôn tại gò Cây Dầu Cầu Kinh thuộc ấp 5 (Xuân Hòa – xã Lợi Hoà) nay ấp 5 xã Bình Lợi. Bà mất năm 1951, giỗ bà nhằm ngày 28 tháng giêng âm lịch, mộ bà ở ấp 5 Xuân Hòa – Lợi Hòa. Năm 2000 cháu đời thứ ba là Lê Văn Hồng, Lê Tấn Phong hốt cốt ông bà đem về đất Chùa Long Vân và xây mộ ông bà lại rất khang trang. Giỗ ông bà hiện nay do cháu dâu đời thứ ba là Lê Thị Vân phụ trách.
    Ông bà có 8 người con : bốn trai, ba gái theo thứ tự sau :
    Thứ hai : chết nhỏ.
    Thứ ba : Lê Văn Tặc.
    Thứ tư : Lê Thị Bối.
    Thứ năm : Lê Thị Quang.
    Thứ sáu : Lê Văn Trấn.
    Thứ bảy : Lê Văn Nhậm.
    Thứ tám : Lê Thị Tây.
    Thứ chín : Lê Văn Lễ.
    Ba người con gái lấy chồng ở quê nhà và các xã lân cận. Bốn con trai ông lập gia đình tạo ra bốn chi :
    Chi thứ nhất : Ông Lê Văn Tặc kết hôn với bà Nguyễn Thị Nghị. Ông bà chỉ có một con gái, không có con trai nối dòng.
    Chi thứ hai : Ông Lê Văn Trấn cùng vợ là bà Trương Thị Trọng. Ông bà có tám con (một người con gái và bảy người con trai), chết nhỏ hai người còn lại năm trai và một người con gái út. Ông là cha của ông Lê Văn Hồng (Lưu) người lập ra gia phả này.
    Chi thứ ba : Ông Lê Văn Nhậm lấy vợ ở xã Bình Hoà có 9 con, là một chi có đông đảo hậu duệ, chết nhỏ ba, còn lại hai con gái và bốn con trai.
    Đây là một chi phát triển số lượng đông đảo và nhiều đời hơn hết.
    Chi thứ tư : Ông Lê Văn Lễ là con trai út của ông tổ. Ông có hai đời vợ. Đời thứ nhất là bà Lương Thị Vỹ có 6 con, có một con trai nhưng chết lúc 15 tuổi. Năm người con gái còn lại lấy chồng có rất đông con nhưng đã chuyển sang họ khác. Bà Vỹ mất, ông Lễ tục huyền với bà Dương Thị Đời có thêm được năm người con trong đó có con trai nối dõi.
    Nhìn chung trong bốn chi họ Lê, chỉ có chi hai, tư truyền nối đến nay là đời thứ năm, phát triển đông đảo nhất và dài hơn hai chi kia là chi thứ ba đến nay là đời thứ sáu. Con cháu họ Lê đa số trên vùng đất tổ và các vùng lân cận trong quận nhà. Một số do phải làm ăn nên sống ở thành phố Bien Hoà, một số ít sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Mộ ông bà tổ đời 1 - ông Lê Văn Phiên và bà Lưu Thị Lỗi


    II. SƠ LƯỢC VỀ TỔ QUÁN HỌ LÊ, ĐỜI SỐNG VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ CHO QUÊ HƯƠNG:

    1. Sơ lược về tổ quán :
    Xã Bình Long xưa nay là xã Bình Lợi, thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai là tổ quán của họ Lê. Từ Thành phố Biên Hoà trên quốc lộ 1K qua khỏi cầu Hoá An độ 500 mét đến ngã tư Bửu Long, rẽ trái theo tỉnh lộ 24 thẳng lên khu du lịch Bửu Long, đến ngã tư Bến Cá đi thẳng lên Bình Lục re phải là địa phận xã Bình Lợi. Xã có vị trí sau:
    · Phía Bắc giáp Thương Lan (Tân Mỹ).
    · Phía Nam giáp Thạnh Phú, Tân Bình.
    · Phía Tây giáp xã Bạch Đằng (Mỹ Quới)
    · Phía Đông giáp Thạnh Phú.
    Bình Lợi là vùng đất do phù sa cổ của sông Đồng Nai bồi đắp thành những giồng cao phù hợp với cây nông nghiệp và cây ăn quả. Do nằm dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai nên sự hình thành và phát triển của vùng này không tách rời sự hình thành và phát triển vùng đất Đồng Nai.
    Đồng Nai là địa danh của vùng đất có người Việt định cư khá sớm. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã phản ảnh rõ điều này : “Đến đầu thế kỷ thứ XVII vùng đất Đồng Nai đã trở nên sôi động với sự xuất hiện lớp cư dân mới mà chủ yếu là người Việt từ vùng Thuận Quảng di dân vào vì đất này màu mỡ nhưng vô chủ, là nơi thu hút mạnh mẽ lưu dân Việt đi tìm đất sống”. Như vậy đã có người định cư từ thế kỷ XVII. Phải chăng ông tổ họ Lê là người từ vùng Thuận Quảng vào. Ông Phiên là người nối dòng cho đến thế kỷ XIX chăng ? Vì không có cơ sở nên chưa kết luận được.
    Hai tiếng Bình Long chưa biết có từ bao giờ nhưng theo hồi ký của ông Lê Tấn Phong đời ba chi thứ hai viết về quê hương mình thì năm 1925 ông Lê Văn Chương Quận trưởng quận Tân Uyên tỉnh Biên Hòa đã nhập ba làng là Bình Ninh, Long Chánh và Đa Lộc lập ra xã Bình Long thuộc tổng Phước Vĩnh Hạ, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà. Như vậy thì Bình Long là hai từ đầu của làng Bình Ninh và Long Chánh.
    Đến đầu năm 1963, chính quyền cũ của tỉnh Biên Hoà đã tách một phần đất của quận Châu Thành tỉnh Biên Hoà và một phần đất của quận Tân Uyên nằm dọc tả ngạn sông Đồng Nai lập ra quận Công Thanh, theo nghị định số 122/NV ngày 7 tháng 2 năm 1963 thì Bình Long thuộc tổng Phước Vĩnh Hạ quận Công Thanh tỉnh Biên Hoà. Vùng đất Bình Long do bàn tay lao đong cần cù của những người nông dân và nhân dân lao động nghèo khó từ nhiều nơi tụ họp về đây đã đấu tranh với thiên nhiên với thú dữ để xây dựng cuộc sống, biến vùng đất hoang vu thành vùng đất màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu, cây lành trái ngọt quanh năm, phong cảnh xinh đẹp bên cạnh dòng sông thơ mộng. Rồi chiến tranh xảy ra liên miên trên vùng đất này, khốc liệt nhất là hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ thế kỷ XIX (1858) đến cuối thế kỷ XX nhân dân Bình Long đã phải vừa lao động vừa chiến đấu để giải phóng quê hương mình mà các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng.
    Trong hai cuộc chiến tranh hơn một nửa thế kỷ qua, Bình Long dựa lưng chiến khu D đã là con đường tiếp tế lương thực, thông tin liên lạc kể cả quân sự của vùng chiến khu D thuộc miền Đông Nam bộ. Việc chuyển lương thực từ mọi nơi về chiến khu D đều phải qua xã Bình Long. Xã có đoi chuyển lương thực bằng ghe, có chuyên môn giỏi, có tinh thần cách mạng triệt để, vận chuyển nhanh, có quân báo bám sát tình hình không để mất mát. Về quân sự thì Bình Long được sự chỉ huy của chi đội 10 do Huỳnh Văn Nghệ lãnh đạo đã bẻ gãy nhiều âm mưu của địch nên thực dân Pháp quyết tâm xoá sạch xã này. Chúng thực hiện chính sách : phá sạch, đốt sạch, giết sạch làm nhụt chí đấu tranh của nhân dân ta. Chúng tăng cường bố ráp, đốt nhà, bắn giết nhân dân ta liên tục, một cách dã man. Tình hình này ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và cuộc sống của nhân dân ta – khét tiếng là hai tên khát máu ở bót Tân Phú : tên Tây lai và tên Phước. Nhân dân chỉ biết biệt danh hắn là Tây lai. Tên này mỗi tuần ba lần sau khi bọn tay sai điềm chỉ gật đầu hay người chúng bắt sau lần đi bố về được đưa đến ngã tư đi Long Chiến (cách nhà ông Lê Tấn Phong độ 150m) thì tên này cắt cổ, beu đầu hay thả trôi sông. Thời chống Mỹ nơi này cũng là nơi bọn đế quốc Mỹ giết cán bộ chiến sĩ và nhân dân ta. Còn tên Phước bắt được phụ nữ bất kỳ già hay trẻ, sau khi tra tấn dã man, thoả mãn thú tính, hắn đưa đến ngã ba chùa hay miếu Long Chánh để giết và bêu xác thật lâu mới cho chôn. Những hành động dã man không làm nhân dân ta nhụt chí đấu tranh, chúng quay sang đuổi dân đi khỏi xã, xã Bình Long thời điểm này xơ xác tiêu điều, thôn xóm không có bóng người. Những cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông phu cày cấy. Nhân dân biến căm thù thành hành động, đa số nhân dân vào chiến khu theo cách mạng, một số tản cư sang vùng khác vẫn ủng hộ cách mạng và cuối cùng nhân dân Bình Long cũng giành được chính quyền cách mạng trong cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, Bình Long cũng vẫn là con đường tiếp te lương thực, đường chuyển quân của chiến khu D. Đế quốc Mỹ và tay sai thực hiện quốc sách ấp chiến lược, dùng thuốc khai quang, dùng vũ khí tối tân cũng để xoá sạch xã này nhưng không thế lực nào có thể làm nhụt ý chí đấu tranh để rồi sau ngày giải phóng 30/4/1975 Bình Long trở thành xã anh hùng. Từ khi hoà bình lập lại, nhân dân Bình Long nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh để xây dựng quê hương. Đến năm 1986 xã Bình Long được sáp nhập vào xã Lợi Hoà để lập ra xã Bình Lợi, diện tích rộng hơn, trước kia có ba ấp, nay có năm ấp : ấp 1, 2, 3, 4, 5. Tổ quán họ Lê ở ấp 2. Đồng mả ở ấp 3. Xã Bình Lợi nay có diện tích chung là 1500,2 ha; diện tích nông nghiệp là 112,7 ha, kinh tế chính là nông nghiệp và lập vườn trồng cây ăn trái. Bưởi là đặc sản của quê hương. Xã có đình Xuân Hoà (ấp 5), có chùa Long Vân (ấp 3) và Bửu Phước (ấp 4). Có miếu Binh Ninh, Long Chánh và Đa Lộc. Miếu Bình Ninh thờ thần không rõ tên. Hằng năm vào tháng Ba âm lịch nhân dân tập họp đông đảo để cầu nguyện cho quốc thái dân an. Miếu quay ra hướng Đông cách sông Đồng Nai 50m. Miếu Long Chánh cách sông Đồng Nai 100m, cửa quay hướng Đông Nam, trước cửa có bàu Mật Cật xưa có nhiều cá. Bình Lợi không có nhà thờ, thánh thất. Nhân dân trong xã phần lớn theo đạo thờ cúng ông bà. Hiện nay nhân dân trong xã đang phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp.
    2. Đời sống họ Lê :
    Sự có mặt của ông tổ đời một vào hậu bán thế kỷ XIX thì vùng đất Nam bộ đã dưới sự cai trị của thực dân Pháp sau đó là đế quốc Mỹ. Ông tổ và hậu duệ ông từ đời 1, 2, 3, 4 phải vừa lao động vừa chiến đấu để tồn tại và phát triển. Một số con cháu họ Lê từ đời 1, 2, 3, 4 sống bằng nghề truyền thống của gia đình là nghề hớt tóc, làm khuôn đường thẻ. Có người sống bằng nghề mía ruộng, có người làm mướn, chạy xe Honda ôm, làm tài xế hay buôn bán nhỏ, tráng bánh, có người làm công an, làm công nhân, làm giám đốc công ty. Phụ nữ thì đa số làm nội trợ.
    Nhìn chung con cháu họ Lê ai cũng có công ăn việc làm, cần mẫn siêng năng, trách nhiệm và biết sáng tạo trong lao động, không ai làm nghề gì có phương hại đến danh dự gia đình và xã hội.
    3. Sự đóng góp của dòng họ qua hai cuộc kháng chiến:
    Đời thứ hai trưởng thành thì cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông Lê Văn Trấn (đời hai, chi thứ hai) cùng vợ đã tham gia cách mạng rất sớm vào thời điểm Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1945 cho đến thời chống Mỹ. Từ năm 1949-1952 ông là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh xã Bình Long. Khi Hiệp định Geneve 1954 được ký kết, hoà bình lập lại. Ông được lệnh ở lại miền Nam cùng đấu tranh đòi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà theo tinh thần hiệp định được ký kết. Từ 1957 -1958 đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm phản bội, trắng trợn giết đồng bào ta nhứt là trả thù một số người kháng chiến cũ, dùng luật 10/59 lê máy chém khắp nơi vừa bắn giết vừa đàn áp phong trào cách mạng miền Nam.
    Đến năm 1963 ông bà tiếp tục bị địch đàn áp bắt bớ không sống hợp pháp với chúng được phải thoát ly qua vùng chiến khu D hoạt động. Các con của ông bà kể cả con nuôi đều tham gia cách mạng. Đến thời chống Mỹ cả gia đình ông bà và 6 con đều thoát ly vào chiến khu D công tác. Ba con trai thứ 6, thứ 7, thứ 8 : ông Lê Tấn Phong và ông Lê Văn Hồng và Lê Văn Danh cũng làm công tác tình báo như mẹ. Ông Lê Văn Thắng là con nuôi công tác ở công binh xưởng chế tạo vũ khí. Đến năm 1954 ông tập kết ra Bắc. Sau 1975, ông về Nam công tác ngành đường sắt. Ông Lê Văn Phương, Lê Văn Danh (tự Dũng) cả hai hy sinh khi còn độc thân. Con gái út của ông Trấn cùng chồng cũng thoát ly vào chiến khu D làm cách mạng cũng đã hy sinh bỏ lại cho chồng đứa con thơ.
    Riêng ông Lê Văn Hồng từ bộ đội huyện được biệt phái về xã là xã đội trưởng kiêm bí thư chi bộ xã Bình Long, khi chuyển sang ngành tình báo ông làm rất tốt công tác này được giao nhiều công tác với mục tiêu quan trọng. Bị bắt đày ra đảo Phú Quốc, bị tra tấn dã man nhưng vẫn bảo vệ được cơ sở. Sau giải phóng được phân công làm kinh tế, ông đem hết nhiệt tình cách mạng, sáng tạo trong lao động, đưa công ty vật liệu xây dựng do ông làm giám đốc, một đơn vị từ không đến có, từ yếu đến mạnh, đạt danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Dòng họ không ai tham gia chính quyền Sài Gòn, có chăng cũng chỉ bị bắt đi quân dịch rồi sau giải phóng cũng trở về lao động bình thường.
    III. Phẩm chất tốt đẹp của dòng họ :
    Hơn một thế kỷ, tư ông tổ đời một đã định cư ở xã Bình Long (nay là Bình Lợi) đã truyền tử lưu tôn đến nay là đời thứ 6. Qua lao động và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, họ Lê đã hình thành những đặc điểm sau đây:
    - Đặc điểm đáng quý của họ Lê là tinh thần cách mạng triệt để nổi bật là hậu duệ đời hai và ba chi thứ hai. Cả cha mẹ và các con đều tham gia cách mạng, đều thoát ly vào chiến khu. Tuổi thanh niên cũng dũng cảm gan dạ – hy sinh một cách hiên ngang khi tuổi còn rất trẻ như Lê Văn Phương, Lê Văn Danh, Lê Thị Hạnh.
    - Đóng góp đáng kể là ngành tình báo - gia đình có 4 người : mẹ và ba con trai và khi hoà bình lập lại thì làm kinh tế giỏi.
    - Con cháu họ Lê lao động cần cu, tiếp nối nghề nghiệp của tổ tiên là nghề hớt tóc và khuôn nấu đường. Từ ông tổ đời một đến nay là đời thứ tư, hiện ông Lê Đắc Hải (đời bốn chi thứ tư) vẫn còn sống bằng nghề này. Cho đến nay dòng họ Lê vẫn mang bản chất nông dân với lối sống giản dị, bình dân. Dù ở cương vị nào, cũng giữ được sự gần gũi thân thiện với dòng họ xa gần, giữ được tình làng nghĩa xóm. Đây là bản sắc văn hoá cần được duy trì và phát huy.
    - Một đặc điểm nữa của họ Lê là việc gìn giữ đạo hiếu. Dù ở hoàn cảnh nào, việc phụng thờ tổ tiên cũng được coi trọng. Việc giỗ chạp tổ tiên luôn luôn nghiêm túc, qui tụ đông đảo con cháu xa gần về giỗ và thăm hỏi nhau công việc làm ăn. Qua đó giúp nhau trong công việc làm ăn. Ông Hồng đưa con cháu và người của thôn, xã vào làm ở công ty ông rất đông. Ngoài việc cải tạo mồ mả tổ tiên lại khang trang, và nay cùng với gia đình ông Phong đã thực hiện được việc làm gia phả cho dòng họ mình. Đó là một đặc điểm đáng quý của dòng họ, một nét đẹp của văn hoá.
    - Một đặc điểm rất quý là tình thương người. Ngoài việc quan tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn. Ông Lê Văn Trấn đã nuôi ông Lê Văn Thắng từ khi còn là một cậu bé con nhà nghèo phải sớm chịu cực khổ đi làm công để kiếm sống và ông bà thương như con ruột, Lê Văn Thắng là họ tên mà ông Trấn đã đặt cho con nuôi của mình, Ông Trấn nuôi dạy cho đi làm cách mạng. Con cháu họ Lê coi ông Thắng như một hậu duệ thật sự của dòng họ. Ông Thắng cũng đối xử với dòng họ Lê như ruột thịt - thật đáng quí.
    Những đặc điểm trên đây là những truyền thống tốt đẹp của dòng họ Lê cần được duy trì và phát huy. Với gia phả này sẽ giúp con cháu họ Lê biết được cội nguồn dòng họ, truyền thống tốt đẹp của tổ tiên để học tập và phát huy từ đó thắt chat tình thân tộc, đoàn kết giúp nhau trong học tập, trong cuộc sống để làm vẻ vang thêm cho dòng họ trong tương lai.
     

    TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Doanh Nhân

    Xem tất cả các bài

    BẾP ĐIỆN TỪ, BẾP HỒNG NGOẠI

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Đối Nhân Xử Thế

    Xem tất cả Bài viết

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • TƯ LIỆU DÒNG TỘC HỌ LÊ

    Xem tất cả các bài

    Khởi nghiệp

    Khởi nghiệp

    View all

    Máy Massage làm thon cơ thể

    Tiện Ích

    Lịch Tra Cứu

  • Tỉ giá ngoại tệ
  • Bảng giá vàng
  • Mã vùng điện thoại các tỉnh thành Việt Nam
  • Xem lịch âm dương
  • Lịch chiếu phim
  • Giờ các quốc gia trên thế giới
  • Kết quả xổ số
  • Lịch bóng đá
  • Lịch truyền hình
  • Dự báo thời tiết
  • Tìm đường trên bản đồ
  • Mã vùng điện thoại các nước trên Thế Giới
  • SỮA VÀ SỮA BỘT

  • SỮA VÀ SỮA BỘT

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

  • THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Balo du lịch nữ

    Giày tennis nam

    Tổng số lượt

    Hosting Giá rẻ

    LAZADA FASHION

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • ĐỒ HỘP , THỰC PHẨM ĐÓNG GÓI

  • Đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • ĐỒ HỘP ĐỒ ĂN VẶT

  • NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

    NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
    NIỆM DANH HIỆU NGÀI MỖI NGÀY - TA ĐƯỢC BÌNH AN

    Chia Sẻ

    Khởi nghiệp

    Xem tất cả bài viết

    KHO HÀNG GIẢM GIÁ

    Đối Nhân Xử Thế

    Xem tất cả Bài viết

    Máy tính

    Xem tất cả bài viết

    Đồ ngủ và nội y

  • ĐỒ NGỦ VÀ NỘI Y

    Đủ tất cả Sản phẩm các chuẩn loại, nhiều thương hiệu nổi tiếng, với giá cả đặc biệt..

  • Doanh Nhân

    Xem tất cả các bài

    CUỐI THÁNG GIÁ GIẢM

    Muôn màu

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NỮ

  • TÚI XÁCH NỮ

    Đủ các mẫu mã bạn cần, đủ các thương hiệu..

  • Người theo dõi

    Bài Đăng Phổ biến

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Liên Kết Web

    Dụng cụ trang điểm

    Quê hương

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Sức khỏe

    Xem tất cả bài viết