Bài Đăng mới nhất

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012


TÌM VỀ CỘI NGUỒN

LÊ TỘC GIA PHẢ
Tục ngữ Việt nam có câu:
                                         “ Chim có tổ người có tông
                                          Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
                                          Uống nước nhớ nguồn.
                                          Lá rụng về cội ”
Con người sinh ra ai cũng có ông bà cha mẹ, dòng họ huyết thống, con cháu phải tìm hiểu tên môn họ hàng của mình để biết nguồn gốc gia đình, ông bà quê quán ở đâu ? Từ đâu đến? Ai là người khai cơ dựng nghiệp? Vì vậy mỗi họ cần có 1 gia phả để ghi chép lại cho con cháu mai sau.
Họ Lê là họ tiền hiền khai cơ dựng nghiệp đầu tiên ở xứ Bàu Trai, thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi.
Theo Lê quý Đôn tòn tập trang 117 phủ biên tập lục tập nhất có đọan viết: “ phủ quãng nghĩa thì xã Phú Xuân thuộc huyện Bình Sơn và xã Phúc Khang thuộc huyện Chương Nghĩa, đất đai gần sông đất nước tốt lành, đồn điền rộng rãi cao ráo mà bằng ước hơn ngàn mẫu cũng được gọi là tiểu Đồng Nai.”
Họ Nguyễn trước lập 72 ấp trai, chiêu tập dân miền núi và khách hộ ( Hoa kiều) đến ở làm ruộng và thu được lúa thóc rất nhiều.
Theo bà Phạm thị Bè sinh năm 1864 kể lại, xứ Bàu Trai ( Trung An) xưa gọi là ấp Phú Xuân, có 1 dãy núi lớn chạy từ thôn Hòa Vân ( Tam Kỳ, Quảng Nam) đến cửa thể cầu ( Sơn Trà) có một làng ở sát núi gọi là làng Hà Mại chuyên làm nghề gốm ( Hà Mòi ngày nay). Phía trong núi là xứ Bàu Trai có hai đồng ruộng lớn gọi là “ Thượng tổ ong và hạ tổ ong “ hơn ngàn mẫu. Ruộng đất phì nhiêu, cây lúa rất tốt, hột lúa mẩy, to dân ví hạt lúa như trứng vịt. Đồng ruộng đất tốt, nhiều đồng cỏ, mỗi gia đình nuôi hai ba chục con trâu bò. Nuôi nựa cũng thịnh hành dân đi lại dùng ngựa người ta gọi đây là “ Đồng Nai Con”
Căn cứ vào phủ biên tạp lục của Lê quý Đôn và lời kể của bà phạm thị Bè thì ăn khớp với nhau vì hiện nay ở thôn trung an hiện còn ba họ dương, Lâm, Lưu là người gốc hoa kiều.
Ông bà họ Lê quê chính ở vĩnh phú miền bắc sau di cư vào Thanh Hóa ở huyện thiệu hóa. Trong văn tế ghi rõ “ thiệu địa phong nhơn chi vỉ tích” theo lời kể của ông phạm can cán bộ tập kết ra bắc công tác ở vĩnh phú có đến 1 nhà thờ họ Lê, trong bài vị có thờ ông Lê Phước Tâm và ông Lê Sùng Nham và theo lời kể của ông Lê quang Ấn cán bộ tập kết khi ra đến Sầm Sơn, Thanh Hóa lên ở 1 làng có nhà thờ họ Lê ở đây họ thờ ông Lê Sùng Nham hỏi ra họ nói ông Lê Sùng Nham vào nam nay không biết ở đâu. Chính ông Lê Sùng Nham là ông tổ họ lê là Tiền hiền xứ bàu trai, thôn Trung An mà trước gọi là ấp Phú Xuân.
Năm bảo thái thứ nhất (1720) chúa Nguyễn là Nguyễn phúc chu sai viên chức là Diên Tường Nam ( Nguyễn Khoa Đăng) đi từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Phú Yên chia lập ấp thuộc. dân chủ Quảng Ngãi lúc bấy giờ mới có 28.667 người, 4 xã Lâm An, Trung An, Phi Chiêu, An Đông mới có 613 người, phải nộp thuế 480 người tiền thuế 1825 quan, 7 tiền, 7 đồng, gạo 1080 thăng 1 cáp, 7 thước (Lê Quý Đôn toàn tập, tập I trang 180), thôn Trung An có tên từ đó. Thời nhà Trần nước đại việt phía nam mới tới đèo Ngang, sau đó mở rộng vào châu Ô, Châu Ri Ma Linh, bố chánh đất chiêm thành. Đến đời nhà Hồ, Hồ Quý Ly mới ép vua chiêm thành nhượng hai châu là chiêm đọng và chiêm lụy cho đại việt. chiêm động là Quảng Nam, Chiêm Lụy là Quảng Ngãi ngày nay. Chiêm Lụy lỵ sở là thành Châu Sa. Chử chiêm viết lầm đọc thành cổ lụy ( chử chiêm viết thành chử cổ).
Đến đời Lê Thánh Tôn ( hậu Lê) mới bình định xong, đánh chiếm thành đồn bàn, vua chiêm thành đầu hàng, mới chia xã ấp châu cổ lụy thành phủ tư nghĩa đến thời Nguyễn hoàng vào trấn thủ thuận hóa mới đổi phủ tư nghĩa thành phủ quảng nghĩa. Đến thời Tây Sơn đổi Phủ Quảng nghĩa thành Phủ Hòa Nghĩa.
Đến thời nhà Nguyễn năm minh mạng thứ 12 đổi quảng nghĩa trấn thành quảng nghĩa tỉnh đặt 2 ty bố án để cai trị ( bố chánh, án sát). Thời thuộc Pháp (1885) đứng đầu tỉnh chính quyền pháp bảo hộ công sứ, về phía nam triều có tuần vủ, án sát, đốc học lo việc hành chánh, xã hội, giáo dục, về quân sự có lảnh binh. Tuần vủ Quảng Ngãi chịu sự giám sát của tổng đốc Quảng Nam nên thường gọi Nam Ngãi Tổng Đốc.
Phủ Bình Sơn trước gồm cả huyện Sơn Tịnh, sau này mới chia làm hai. Đứng đầu phủ, có tri phủ dưới có lai mục và ba lục sự ( thầy nhấ, thầy nhì, thầy ba) và 1 ông cậu chỉ huy 1 tiểu đội lính lệ. Dưới phủ chia ra 4 tổng: Bình Thượng, Bình Hà, Bình Trung, Bình Điền, thôn Trung An trước thuộc tổng Bình Hà, đứng đầu tổng có 1 chánh phó tổng. sau 1930 có thêm chánh phó tổng đoàn lo việc quân sự chỉ huy tuần phu, dân canh.
Đến CMT8 1945 lật đổ chế độ thực dân phong kiến, tỉnh quảng nghĩa đổi tên là Lê Trung Đình. Lê Trung Đình là 1 chí sỉ yêu nước, đậu cử nhâm tham gia phong trào cần Vương chống Pháp. Năm 1885 khởi nghĩa chiếm tỉnh lỵ cùng với Nguyễn Tự Tân sau bị Nguyễn Thân phản bội theo pháp về bắt giết Lê Trung Đình và Nguyễn Tự Tân. Lê Trung Đình quê làng Phú Nhơn, Sơn Tịnh phủ Bình Sơn sau CMT8 1945, đổi thành phủ Tự Tân. Nguyễn Tự Tân quê làng Phước Thọ, đậu tú tài tham gia khởi nghĩa chống pháp cùng Lê Trung Đình, tuy ông làm phó tướng nhưng mọi việc tổ chức cầm quân do ông lo liệu, lập chiến khu ở Tuyền Tung ( Thọ An ). Một thời gian sau khi bầu cử quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa các tên tỉnh, huyện, xã lấy lại tên cũ. Phủ đổi thống nhất là huyện giải thể cấp tổng.
Thôn Trung An sát nhập với các thôn Vỉnh An, Hải Ninh, Mỹ Tân, Bình An Nội, Trì Bình, Đông Bình, Nam Bình thành xã Hà Trung Hậu. Ông Hà Trung Hậu quê ở thôn Trung An thi vào trường ba bị rớt, về làm thuốc, dạy học, tham gia phong trào Duy Tân khởi nghĩa, phụ trách đội dân binh đánh chiếm đồn thương chánh , Sơn Trà, cuộc khởi nghĩa thất bại ông bị bắt đày đi Thái Nguyên sau chết ở đấy.
Cuối năm 1945 đầu năm 1946 đổi xã hà trung hậu thành xã Bình Chánh. Đến năm 1951 chia nhỏ xã Bình Chánh thành xã, thôn Trung An cùng xóm tây thành của thôn Hải Ninh lập 1 xã lấy tên xã Bình Hòa. Đến thời Mỹ Ngụy (1945-1975) chúng nhập 3 thôn Trung An, Vĩnh An, Hải Ninh lấy tên là xã Bình Sa.
Năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh Bình Định đặt tên là tỉnh Nghĩa Bình. Đến tháng 7-1989 có quyết định của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam chia lại làm hai tỉnh: tình quảng ngãi và tỉnh bình định. Xã bình sa đổi tên thành xã bình thạnh. Thôn trung an tục gọi là xứ bàu trai vì trước kia có 1 cái bàu lớn có nhiều trai, ốc cho nên gọi là bàu trai. Theo lời kể lại của bà phạm thị bè và các cụ già “ bàu trai rộng gần 5,6 mẫu nước sâu đến lút cây tre, có nhiều cá, cua, tôm, ốc và trai. ở giữa bàu noi63i lên 1 hòn đá to gọi là hòn trai. Nhân dân coi đây là nơi linh thiêng. Năm nàm hạn hán không mưa thì làng tổ chức “ cầu đảo” cúng tế ăn chay nằm đất rồi đem gàu tát nước lên úp trên hòn trai là trời chuyển mưa, nhiều lần như vậy nên nhân dân rất tin. Thôn trung an có nhiều bàu, hồ ao như bàu trai, bàu ông có, bàu xã an, bàu chuốc, bàu đưng có nhiều cá, ốc đặt biệt giống cá thát lát mà các xã khác không có”
Ở đây có câu ca dao:
“ Có chồng về xứ bàu trai
Đan giỏ cho dài đi lượm ốc bưu”
Trên quốc lộ số 1 giáp giới giữa quảng nam và quảng ngãi có 1 địa danh gọi là “ quán ốc” nơi đây dân thôn trung an mang ốc đến đó bán đổi cho khách qua đường.
Ông bà học Lê vào chiếm cứ xứ bàu trai thuộc thôn trung an ngày nay, trước kia đất đai phì nhiêu, có dãy núi sát biển ngăn cát chắn gió, phía nam là hai đồng ruộng thượng tổ ong và hạ tổ ong, đất ruộng tất tốt, lúa gạo dư dật, giàu có, đời sống nhân dân sung túc, con cái được học hành thi đổ làm quan. Nhưng theo như các ông già, bà ta kể lại, thuở xưa ông ông bà làm ăn không biết tính toán bảo vệ núi rừng, không chú ý giữ gìn rừng phòng hộ, chắn cát, chắn gió, thấy lợi trước mắt không thấy hại lâu dài. Nhân dân đau nhau phát núi làm rẫy. theo bà phạm thị bè kể lại cứ đến tháng 7, tháng 8 trời mưa sa là lên phát mỗi người 1 cạt núi đốt cháy rồi trồng loại khoai gọi là “ khoai trùi”, củ rất nhiều và to, một hố có thể đào cả 1 gánh nặng. thấy lơi ai nấy thi nhau chặt phá rừng là rẫy, thêm vào đó là dân thôn hà mại đốn củi hầm gốm nên núi mau trọc. Hiện nay phía gò cát ngoài đồng hà mòi còn dấu vết các mảnh gốm hể núi bị phá trọc, nhân năm tự đức thứ 31 tức năm mậu dần trời làm một cơn mưa bảo lớn xoi núi lở ban đầu bằng chiếc ghe bầu sau đó cát biển lấp vào mỗi năm 1 ít, không còn núi che chắn nến cát lấp nhanh, lấp cả hai đồng ruộng lớn thưỡng tổ ong và hạ tổ ong, chỉ còn lại các cánh đồng hoang thả bò đứng. đất đai bị lấp, nhà cửa ruộng vườn xơ xác đời sống nhân dân đói khổ, mương kên bị lấp, trầm thủy mùa mưa đi lại phải dùng ghe, thúng. Làng hà mại bị cát lấp phải xóa sổ.
Từ đó thôn trung an thành bải cát trắng thường gọi: trung an tứ diện bạch sa, địa sấu, dân bần.Tạm dịch thôn trung an tứ phía cát trắng, đất xấu, dân nghèo. Cái nghèo chính là do nhân dân tự phá hoại môi trường sinh thái gây ra hậu quả tác hại như ngày hôm say. Vì vậy ở đây có câu ca dao:
Tối ăn khoai đi ngủ
 Sáng ăn củ đi làm
           Trưa về ăn lang uống nước.
             Bốn mùa ăn củ lang thay cơm
         Đến khoảng 1936-1937, nhân dân mới trồng cây dương liểu dọc ven biển để chắn cát, chắn gió mới giữ được 1 số ít ruộng đất như ngày nay. Rút kinh nghiệm ông bà xưa làm ăn không biết giữ gìn môi trường sinh thái gây ra hậu quả ghê gớm, con cháu sau này nên biết giữ gìn rừng phòng hộ ven biển chớ nên bắt chước ông bà phá rừng phá núi một cách vô tội vạ sẽ gây tác hại không sao lường hết được.

(trích theo Gia Phả Họ Lê do cụ Lê Tấn Tỏa lập năm 1995)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Doanh Nhân

    Xem tất cả các bài

    BẾP ĐIỆN TỪ, BẾP HỒNG NGOẠI

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Đối Nhân Xử Thế

    Xem tất cả Bài viết

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • TƯ LIỆU DÒNG TỘC HỌ LÊ

    Xem tất cả các bài

    Khởi nghiệp

    Khởi nghiệp

    View all

    Máy Massage làm thon cơ thể

    Tiện Ích

    Lịch Tra Cứu

  • Tỉ giá ngoại tệ
  • Bảng giá vàng
  • Mã vùng điện thoại các tỉnh thành Việt Nam
  • Xem lịch âm dương
  • Lịch chiếu phim
  • Giờ các quốc gia trên thế giới
  • Kết quả xổ số
  • Lịch bóng đá
  • Lịch truyền hình
  • Dự báo thời tiết
  • Tìm đường trên bản đồ
  • Mã vùng điện thoại các nước trên Thế Giới
  • SỮA VÀ SỮA BỘT

  • SỮA VÀ SỮA BỘT

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

  • THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Balo du lịch nữ

    Giày tennis nam

    Tổng số lượt

    Hosting Giá rẻ

    LAZADA FASHION

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • ĐỒ HỘP , THỰC PHẨM ĐÓNG GÓI

  • Đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • ĐỒ HỘP ĐỒ ĂN VẶT

  • NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

    NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
    NIỆM DANH HIỆU NGÀI MỖI NGÀY - TA ĐƯỢC BÌNH AN

    Chia Sẻ

    Khởi nghiệp

    Xem tất cả bài viết

    KHO HÀNG GIẢM GIÁ

    Đối Nhân Xử Thế

    Xem tất cả Bài viết

    Máy tính

    Xem tất cả bài viết

    Đồ ngủ và nội y

  • ĐỒ NGỦ VÀ NỘI Y

    Đủ tất cả Sản phẩm các chuẩn loại, nhiều thương hiệu nổi tiếng, với giá cả đặc biệt..

  • Doanh Nhân

    Xem tất cả các bài

    CUỐI THÁNG GIÁ GIẢM

    Muôn màu

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NỮ

  • TÚI XÁCH NỮ

    Đủ các mẫu mã bạn cần, đủ các thương hiệu..

  • Người theo dõi

    Bài Đăng Phổ biến

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Liên Kết Web

    Dụng cụ trang điểm

    Quê hương

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Sức khỏe

    Xem tất cả bài viết