Bài Đăng mới nhất

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2024

 

Tháp cổ Bình Lâm - Ảnh: Nguyễn Thanh Quang

Kết quả cuộc khai quật nghiên cứu nhằm phục vụ việc lập dự án thiết kế, trùng tu tôn tạo tháp cổ Bình Lâm (Bình Định) giữa tháng 8 qua đã có nhiều phát hiện mới.

Đây là cuộc khai quật do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Định phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện. Trong địa tầng hố khai quật trước cửa chính (phía đông) và cửa giả (phía bắc) tìm thấy rất nhiều mảnh gốm sứ các loại hình đồ gia dụng như bình, cốc, chén, bát, hộp phấn... thuộc các dòng gốm Nguyên, Tống, Minh (Trung Quốc), Gò Sành (Bình Định)... Đặc biệt, phát hiện rất nhiều mảnh ngói ống và ngói lá, trong đó có ngói lá in dập hoa văn hình ô vuông và đầu ngói ống trang trí hoa sen 8 cánh, ngói mặt hề. Đây là loại vật liệu kiến trúc có niên đại rất sớm (thời Hán, thế kỷ I - III). Loại ngói này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở một số di tích văn hóa Champa khác như ở Thành Trà Kiệu (Quảng Nam), Thành Hồ (Phú Yên), Thành Cha (Bình Định)... Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lâu nay cho rằng Bình Lâm là một kiến trúc hoàn toàn bằng gạch. Việc tìm thấy rất nhiều cánh hoa lửa (trang trí vòm cửa và góc tháp) bằng đá tập trung ở khu vực phía trước và hai bên sảnh của vòm cửa chính, chứng tỏ rằng kiến trúc tháp Bình Lâm có sử dụng vật liệu trang trí bằng đá ít nhất là ở phần vòm sảnh của cửa chính.

Số lượng hoa lửa bằng đá được tìm thấy có tỷ lệ nhiều hơn đất nung, có nhiều mô-típ hoa văn khác nhau (các đợt khai quật khảo cổ ở tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long... hoa lửa không nhiều và thuần nhất về mô-típ). Hoa lửa có nhiều kích thước khác nhau, loại chất liệu đá sa thạch màu sắc đa dạng: xám vàng, xám xanh, xám trắng và tím. Căn cứ họa tiết hoa văn và màu sắc đá hoa lửa, các nhà nghiên cứu xác định hoa lửa có cả sớm lẫn muộn kéo dài từ thế kỷ XI - XIV. Từ đó có thể đoán định tháp Bình Lâm sau khi xây dựng có ít nhất hai lần tôn tạo phần sảnh vòm cửa chính.

Mặc dù trên các ô khám tháp Bình Lâm hiện không có tượng đá và dấu vết gắn tượng đá (tất cả tượng các ô khám và trang trí đều chạm trực tiếp trên gạch), thế nhưng khảo cổ đã phát hiện nhiều đầu tượng người (có cả tượng tròn), rắn Naga... Tất cả đều bị đập vỡ và vùi lấp ở độ sâu khoảng 1,2m đến 1,5m trong khu vực trước tháp. Những tượng này được xác định thuộc giai đoạn sớm: thế kỷ thứ X - XI.


Hệ thống bó chân tháp bằng gạch dần lộ diện - Ảnh: Nguyễn Thanh Quang
Xung quanh tháp này còn có rất nhiều kiến trúc khác đã bị sụp đổ. Với diện tích khai quật khoảng 600m2 đã phát hiện một số nền móng và chân các kiến trúc. Trong số những phế tích ấy có kiến trúc sớm hơn và kiến trúc muộn hơn tháp Bình Lâm hiện còn.

Đặc biệt kết quả khai quật khảo cổ đã làm xuất lộ hệ thống bó chân tháp bằng gạch dày 1,25m, phần cao nhất hiện còn 0,8m. Bó chân tháp được xây giật cấp và bẻ góc từ hai bên cửa giả phía Nam và phía Bắc ôm vòng qua trước tiền sảnh của vòm cửa chính. Toàn bộ bó chân tháp được điêu khắc khá tinh tế, các góc lồi điêu khắc hình chim thần Garuda, hai bên tạc hình sư tử, đoạn giữa điêu khắc cụm bệ tượng cánh sen lật hai lớp và hình sư tử đứng, ngồi... Phần bó chân tháp bị chôn sâu trong lòng đất khoảng 1,5m. Đây là một phát hiện mới đối với kiến trúc tháp cổ Champa ở Bình Định. Rất tiếc, phần trên của bó chân tháp đã bị hư hỏng, hệ thống tượng điêu khắc trang trí bị mất hoàn toàn hoặc mất đầu và nửa thân trên. Tuy nhiên, những gì còn lại đã giúp cho các nhà nghiên cứu và trùng tu rất nhiều thông tin, cứ liệu giá trị về tháp Bình Lâm.

Từ lâu những nhận thức của các nhà nghiên cứu Việt Nam về hệ thống tháp Champa ở Bình Định nói chung và tháp Bình Lâm nói riêng về phong cách và niên đại không khác với các nhà nghiên cứu người Pháp (Parmentier, P.Stern...). Song, những năm gần đây có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu trái chiều với các học giả người Pháp, nhất là sự cảm thụ và đánh giá về nghệ thuật điêu khắc của hệ thống tháp Champa Bình Định. Hy vọng với những thông tin mới của cuộc khai quật tháp Bình Lâm lần này ngoài việc phục vụ cho công tác trùng tu tôn tạo sẽ góp thêm những chứng cứ khoa học giúp cho các nhà nghiên cứu có những nhận thức chính xác hơn về giá trị văn hóa nghệ thuật của cụm tháp này. Và tất nhiên để những thông tin được đầy đủ, thuyết phục hơn cần có những cuộc khai quật khảo cổ học tiếp theo ở tháp Bình Lâm và khu vực thành cổ Thị Nại

Tháp Bình Lâm thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, là kiến trúc duy nhất hiện còn trong tổng thể khu di tích thành cổ Thị Nại. Nơi đây vừa là một thương cảng vừa là một quân cảng. Ngôi tháp mang dấu ấn kiến trúc đầu tiên của phong cách Bình Định, hay còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Trà Kiệu sang phong cách Bình Định (thế kỷ XI).

Nguyễn Thanh Quang

 

  Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) - Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng.

Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Vậy Tết nghĩa là gì? Tết bắt nguồn từ đâu? Đó là những câu hỏi mà nhiều học giả đã dày công tìm câu trả lời qua nhiều thế hệ. Tết là sự bắt đầu, là khởi nguồn. Ý nghĩa của Tết bao trùm lên mọi mơ ước về những điều tốt đẹp, những điều lành và may mắn…

Tết, khởi đầu của một năm, một tháng, một mùa, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới. Tết cũng là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người Việt trong năm và ai cũng dành những điều tốt đẹp nhất cho Tết.

Trong sử sách, ở mỗi thời, các nhà nghiên cứu đều phân tích và cho thấy những yếu tố gì dẫn đến việc hình thành nên cái Tết như ngày nay.




GS.TS, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết trong tạp chí Indochine số 75 và 75 ngày 12/12/1942, được MaiHaBooks dịch và in lại trong cuốn "Tết Việt Nam xưa" rằng, Tết theo lịch âm ở châu Á là một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm.

Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Và năm mới bắt đầu vào ngày trăng xuất hiện sau khi mặt trời ló rạng khỏi chí tuyến nam, dấu hiệu cuối cùng trong ba dấu hiệu mùa đông.

Tết, vì thế mà theo sự diễn biến của cả mặt trăng và mặt trời. Tết mở ra mùa xuân và luôn rơi vào khoảng từ 10 ngày cuối cùng của tháng Một đến ngày thứ ba của tháng Hai.

Tết này gọi là "tiết Nguyên đán", "thời kỳ rạng đông bắt đầu". Ngày này là ngày bắt đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất. Nó báo trước những sự kiện tốt lành của mặt trăng sẽ xảy ra sau đó.

Vì Âm lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, cho nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, cho nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán hằng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).


 

Nhà sử học Trần Văn Giáp trong bài viết "Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam" năm 1963 (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I giới thiệu) cũng phân tích, "Tết" hiểu theo gốc chữ Hán là chữ "Tiết", nghĩa là "thời tiết" tức là "Bát tiết" và "khí tiết".

"Bát tiết" theo chữ Hán là Tám ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, gồm: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.

Trong tiếng Việt, Tết hay tiết là dịp hội hè, cũng là dịp lễ vui vẻ, bát tiết của Việt Nam không phải là Lập xuân, Xuân phân... mà là những ngày Tết có cúng lễ, gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí.

Trong tám ngày Tết ấy, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, cho nên gọi là Tết Cả, cùng với các tết khác, ở các đình, chùa, đền, miếu đều có cúng lễ linh đình, ở các nhà thờ họ, các nhà riêng đều có làm cỗ bàn cúng lễ và hội họp vui vẻ.


 

Tết Nguyên đán được xem là tiết lễ đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ "trừ tịch". Lễ "trừ tịch" thường được tiến hành giữa giờ Hợi của ngày 30 hay nếu vào tháng thiếu thì vào ngày 29 tháng Chạp, và giờ Tý của ngày mồng 1 tháng Giêng năm mới.
(Nhà nghiên cứu Toan Ánh)

Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi là Nguyên đán. "Nguyên" nghĩa là đầu; "đán" nghĩa là buổi sớm; "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm…



Vua quan trong cung đình Huế thời xưa đón Tết Nguyên đán như thế nào?ĐỌC NGAY

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng phân tích trong cuốn "Tập tục đời người", người Việt sử dụng nông lịch hay lịch âm được tính theo vòng quay của mặt trăng chung quanh trái đất, nhưng cũng tính được 24 tiết khí của trái đất với mặt trời, với 4 điểm gốc Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí.

Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới.

Còn trong cuốn "Bắc kỳ tạp lục" của tác giả Henri Emmanuel Souvignet viết: "Tết Nguyên đán hay Tết đầu năm bắt đầu với lễ tế giao thừa lúc nửa đêm, vào đúng thời khắc năm cũ qua đi (giao) và năm mới tới (thừa), chính vì thế mà có cái tên Tế giao thừa để gọi lễ này".
Còn về nguồn gốc Tết ở Việt Nam bắt đầu từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định.

Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày "Tết Nguyên đán" ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ "Tết Nguyên đán" cũng được phổ biến từ thời đó.

Còn theo sự tích "Bánh chưng, bánh dày", Tết Nguyên đán có thể đã xuất hiện từ thời các vua Hùng, với truyền thuyết về chàng Lang Liêu và bánh chưng.



 

Ý nghĩa của Tết Nguyên đán

Chính vì mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.

Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản, an vui.

Ngày xưa mỗi khi giáp Tết, con cháu làm ăn xa xôi, cách trở phương trời đến mấy cũng gắng thu xếp về sum họp cùng gia đình. Bởi dịp này là dịp gặp gỡ ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng ruột thịt. Để chờ đến giao thừa, mỗi người thắp một nén nhang trước bàn thờ gia tiên, nhờ người xưa phù độ hộ trì. Nói chung, không khí đêm giao thừa trong lòng người Việt chúng ta là thiêng liêng lắm. Người sống và người đã khuất trong thời khắc ấy hình như có một cuộc gặp gỡ trong cõi vô hình, điều này khó có ai giải thích nổi.

(Nhà nghiên cứu Toan Ánh)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết: "Ngày này là lúc khởi đầu của một năm, tháng và mùa. Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kỳ. Vì thế, sáng hôm đó là buổi sáng linh thiêng nhất. Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp theo. Và tất cả các cử chỉ ta làm trong những giờ đầu tiên này đều có hiệu lực của một đạo bùa quý báu".

Chính vì thế, "người ta thổi ống tiêu để đoán tính chất điều kiện khí hậu trong năm; người ta uống rượu để xua đi các hơi lạnh và tử khí, người ta đốt vàng mã để xua đuổi hiểm họa binh đao; người ta giặt quần áo để tránh mọi tật bệnh và sự khốn khó…

Trong các công sở, người ta cất triện vào hòm khóa và sự giải quyết việc công được ngừng ngay từ hôm 25 tháng Chạp, chỉ tiếp tục lại một cách long trọng vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch năm mới".




Cụ Nguyễn Văn Huyên cũng nhấn mạnh vào ý nghĩa quan trọng của Tết: "Dù thế nào đi nữa, nếu không phải tất cả các truyền thống cổ đều còn được tôn trọng, thì trong dịp lễ này, từ bắc chí nam, cả nước đều hoan hỉ.

Chẳng biến cố nào của thế giới bên ngoài có thể cướp đi của người nghèo nhất cũng như giàu nhất niềm vui trong lòng này và sự thỏa mãn được ăn Tết một cách xứng đáng trước bàn thờ thần linh trong nhà hoặc giữa những người cùng xứ sở.

Dân thành thị cố gắng làm ngơ để quên đi những điều phiền toái mà các bức điện từ nước ngoài đưa đến và ăn Tết thảnh thơi khỏi mọi lo toan trước mắt. Nhà nông, với đời sống hằng ngày vất vả cơ cực, chẳng biết gì đến nghỉ ngơi hằng tuần, ngừng mọi công việc vào ngày đầu năm. Cả nước bị cuốn hút vào một tình cảm đồng tâm nhất trí bởi một sức mạnh vô hình…

Bản thân hoàng đế cũng phải đánh dấu, bằng những nghi lễ được quy định cẩn thận, sự kiện tạo cho ngài một năm mới để thực hiện thiên mệnh của mình".




Học giả Nguyễn Văn Vĩnh viết trên tạp chí Indochine số 177 (ngày 20/1/1944 - "Tết Việt Nam xưa") về ngày Tết: "Bất chấp những lệnh cấm của chính quyền, người An Nam vẫn tổ chức các lễ hội theo âm lịch và đặc biệt là ngày đầu năm mới - một ngày lễ lớn đầy chất thơ và mang tính truyền thống.

Trong ba ngày lễ ấy, mọi người được thoải mái vui cười, bỏ qua những lo lắng phiền muộn, những mối hận thù cá nhân. Ba ngày tĩnh tâm để gợi nhớ tổ tiên, để cho các linh hồn hộ mệnh của họ trở về giữa những người đang sống.

Mọi người chỉ xem các chương trình vui nhộn và nghĩ đến những điều hạnh phúc, ăn no uống say, thưởng thức những món ngon trong không khí trang trọng, khoác lên mình những bộ quần áo đẹp nhất, nói những điều đẹp đẽ nhất, trao nhau những điều ước và những lời chúc tụng tốt đẹp.

Đó là một sự nghỉ ngơi, một hiệp định đình chiến, chấm dứt mọi tranh đấu và ganh đua, một giấc mơ hạnh phúc lớn lao…"

Tết, là sự khởi đầu. Trở về với Tết, cũng là trở về với sự khởi đầu. Đó là ý nghĩa lớn nhất của Tết, mà mỗi lần xuân về, người Việt lại cùng nhau hướng tới.



 

Tết là trở về

Xã hội hiện đại, đã có rất nhiều thay đổi, kể cả trong cách đón Tết cũng như những thực hành trong dịp Tết. Thế nhưng, có một điều không bao giờ thay đổi, đó là tâm lý hướng về những giá trị truyền thống của người Việt trong dịp Tết, dù ở thế hệ nào, độ tuổi nào. Bởi vì trên hết, bản thân Tết đã là một sự trở về với cội nguồn.

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi dịp Tết đến, người ta thường hướng tới sự đoàn tụ, sum vầy. Người làm ăn, người đi học xa, dù bận bịu, nhiều việc thế nào cũng đều cố gắng về nhà vào dịp Tết.

Tết không có định nghĩa cụ thể, nhưng trong tâm trí mỗi người Việt đều là những buổi sum họp gia đình, cả nhà quây quần tụ họp trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. Đó là định nghĩa "không thành lời" nhưng luôn rõ nét nhất mỗi khi nhắc đến Tết.

Với mỗi gia đình, dù là các gia đình trẻ, hiện đại, dù có lựa chọn những cách đón Tết, ăn Tết, thực hành Tết đơn giản và giảm các thủ tục nhiều hơn so với các thời trước, nhưng vẫn luôn giữ một giá trị chung, đó là hướng về truyền thống.



 

Giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của Dân tộc Việt Nam

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

Đối với người Việt, Tết Nguyên đán hết sức quan trọng và linh thiêng, được nhiều người mong đợi, nhất là những người đi làm ăn xa nhà, trở về sum vầy cùng gia đình, tận hưởng niềm vui đoàn tụ; cùng nhau nhìn nhận lại những việc đã làm trong năm cũ, đồng thời thực hiện các tập tục văn hóa (phong tục, tập quán) tốt đẹp với gia đình, dòng họ, cộng đồng và những gì đẹp nhất, ngon nhất, tốt nhất đều được dành cho ngày Tết.

Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của bao thế hệ người Việt. Vì vậy, dù trải qua biết bao thời gian,nhưng những phong tục đón Tết, vui Tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. 




Tùy theo mỗi vùng miền hoặc theo quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán khác nhau, Tết cổ truyền ở từng địa phương cũng có những nét khác nhau. Tuy nhiên, xét về tổng thể, phong tục của ngày Tết được chia làm ba khoảng thời gian, gồm: Tất niên, Giao thừa và Tân niên.

Mỗi khoảng thời gian ứng với những hoạt động như: Tống cựu nghinh tân; Đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp; Gói bánh chưng, bánh tét; Chưng hoa ngày tết (đào, mai, quất…); Chưng mâm ngũ quả; Thăm viếng mộ tổ tiên, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu; Cúng giao thừa; Xông đất; Chúc tết và mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè; Xuất hành đầu năm; Đi lễ chùa đầu năm; Hái lộc đầu xuân;…. Những phong tục mang tính linh thiêng đó đều nhằm cầu mong cho sự tốt lành, may mắn, thành công và sức khỏe trong năm mới.

Bên cạnh những phong tục linh thiêng ngày Tết, người Việt xưa còn ăn Tết, vui xuân bằng các hoạt động vui tươi, lành mạnh như: hội đánh vật, ném còn, chơi đu, bơi thuyền, chọi trâu, đua ngựa và các trò chơi dân gian khác…, thể hiện tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, gắn bó cộng đồng; hình thành, vun đắp, giữ gìn văn hóa làng xã từ đời này qua đời khác.

Giờ khắc linh thiêng nhất của Tết Nguyên Đán là giao thừa đêm ba mươi, thời khắc trời đất giao hòa. Gia đình quây quần, sum họp đón năm mới, mọi người trò chuyện, hàn huyên về cái được, cái mất của năm qua và bàn bạc cách làm ăn sao cho năm tới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, người dân Việt còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa.




Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy. Đó là thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt.

Sáng mồng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý may mắn cả năm.

Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua nhà nhau chúc Tết, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau, chuyện trò râm ran, tíu tít. Điều đó làm cho ngày Tết càng thêm ý nghĩa về sự gắn kết và chia. Mọi người mang theo những điều tốt lành suốt trong năm mới và những điều không hay trong năm cũ đều được bỏ qua để quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội… trong năm mới tốt đẹp hơn.




Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức vào mỗi dịp xuân về để tăng thêm sự rộn ràng và hương vị của ngày Tết.

Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc và miền Trung chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai.

Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi vì, đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài….

Trong những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Trẻ con thì háo hức vì được nghỉ học, được đi chơi, mua sắm quần áo mới.




Bên cạnh đó là tục du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, lễ đền, lễ chùa trong dịp Tết. Trong những ngày Tết, mọi người tranh thủ du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương, đất nước để tâm hồn lâng lâng thanh thản và được tiếp thêm sinh khí của mùa xuân.

Các lễ hội gắn với những đền, chùa nổi tiếng linh thiêng được Phật tử và khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến thăm viếng, cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên trong năm mới.

Với sự đa dạng văn hóa của các cộng đồng, chúng ta cần nhìn nhận Tết Nguyên đán là một trong những di sản văn hóa hàng đầu của dân tộc Việt Nam, xứng đáng được thấu hiểu, bảo tồn, phát huy, phát triển và quảng bá.




Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc giữ gìn và trân quý những giá trị tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền chính là góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho mọi người Việt Nam càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng gắn bó mật thiết với gia đình, với cộng đồng, sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và cả với tương lai.

Và mỗi khi những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc được lan tỏa trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam, thì nó sẽ trở thành nguồn lực nội sinh to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngày Tết của dân tộc Việt với rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.




Ý nghĩa Tết Nguyên đán. Đồ họa TTXVN
Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc

Trong phiên họp cuối cùng của năm 2023, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lần đầu tiên công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ hằng năm của Liên hợp quốc.

Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh Tết Nguyên đán là ngày lễ ở nhiều quốc gia thành viên, khuyến khích các cơ quan Liên hợp quốc không tổ chức họp vào ngày đầu tiên của năm mới âm lịch.

Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết trên ngay trước thềm Năm mới Giáp Thìn 2024 không chỉ có nghĩa quan trọng với các nước chính thức đón mừng Tết Nguyên đán mà còn là tin vui cho gần 2 tỷ người dân trên toàn thế giới coi năm mới âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

Đây là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với văn hóa cổ truyền Á Đông, là kết quả của quá trình phối hợp vận động tại Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam là một trong 12 nước tham gia thư chung gửi lãnh đạo Liên hợp quốc hồi tháng 8/2023 và tích cực thúc đẩy việc này.
Trước đó, ngày 10/8/2023, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn 12 nước tại Liên hợp quốc gồm Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Mauritius, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã gửi thư chung đề nghị Chủ tịch Ủy ban Hội nghị đưa Tết Nguyên đán vào lịch hằng năm của Liên hợp quốc để thể hiện cam kết của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh đối với tính đa dạng và bao trùm cũng như ý nghĩa văn hóa của dịp lễ quan trọng này./.

Tổng hợp

TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Doanh Nhân

    Xem tất cả các bài

    BẾP ĐIỆN TỪ, BẾP HỒNG NGOẠI

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Đối Nhân Xử Thế

    Xem tất cả Bài viết

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • TƯ LIỆU DÒNG TỘC HỌ LÊ

    Xem tất cả các bài

    Khởi nghiệp

    Khởi nghiệp

    View all

    Máy Massage làm thon cơ thể

    Tiện Ích

    Lịch Tra Cứu

  • Tỉ giá ngoại tệ
  • Bảng giá vàng
  • Mã vùng điện thoại các tỉnh thành Việt Nam
  • Xem lịch âm dương
  • Lịch chiếu phim
  • Giờ các quốc gia trên thế giới
  • Kết quả xổ số
  • Lịch bóng đá
  • Lịch truyền hình
  • Dự báo thời tiết
  • Tìm đường trên bản đồ
  • Mã vùng điện thoại các nước trên Thế Giới
  • SỮA VÀ SỮA BỘT

  • SỮA VÀ SỮA BỘT

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

  • THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Balo du lịch nữ

    Giày tennis nam

    Tổng số lượt

    Hosting Giá rẻ

    LAZADA FASHION

  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • ĐỒ HỘP , THỰC PHẨM ĐÓNG GÓI

  • Đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • ĐỒ HỘP ĐỒ ĂN VẶT

  • NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

    NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
    NIỆM DANH HIỆU NGÀI MỖI NGÀY - TA ĐƯỢC BÌNH AN

    Chia Sẻ

    Khởi nghiệp

    Xem tất cả bài viết

    KHO HÀNG GIẢM GIÁ

    Đối Nhân Xử Thế

    Xem tất cả Bài viết

    Máy tính

    Xem tất cả bài viết

    Đồ ngủ và nội y

  • ĐỒ NGỦ VÀ NỘI Y

    Đủ tất cả Sản phẩm các chuẩn loại, nhiều thương hiệu nổi tiếng, với giá cả đặc biệt..

  • Doanh Nhân

    Xem tất cả các bài

    CUỐI THÁNG GIÁ GIẢM

    Muôn màu

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NỮ

  • TÚI XÁCH NỮ

    Đủ các mẫu mã bạn cần, đủ các thương hiệu..

  • Người theo dõi

    Bài Đăng Phổ biến

    HÀNG HIỆU GIÁ RẺ

  • HÀNG HIỆU RẺ

    Đợt khuyến mãi lớn nhất trong năm giảm giá đến 50%..

  • Liên Kết Web

    Dụng cụ trang điểm

    Quê hương

    Xem tất cả bài viết

    TÚI XÁCH NAM

  • TÚI XÁCH NAM

    Sản phẩm đa dạng mẫu mã, nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng tín nhiệm..

  • Sức khỏe

    Xem tất cả bài viết